Tổng quan Buôn_bán_động_vật_hoang_dã

Sản phẩm động vật
Sản phẩm động vật tại một khu chợ ở châu Phi (hình trên) và vảy tê tê, một dược liệu quý trong Đông y được tiêu thụ ở Trung Quốc.

Buôn bán động vật hoang dã được quy định bởi Công ước quốc tế về thương mại quốc tế trong các loài động vật và thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), hiện có 183 quốc gia thành viên được gọi là các bên đã tham gia. Buôn lậu động vật hoang dã có nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng, người ta ước tính rằng các nước như Hoa Kỳ, Trung QuốcLiên minh châu Âu (EU), Việt Nam là những nơi có nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã và sản phẩm động vật hoang dã cao nhất. Buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp phổ biến rộng rãi và tạo thành một trong những hoạt động kinh tế bất hợp pháp lớn nhất có thể so sánh với giá trị của việc buôn bán ma túy, buôn người và buôn vũ khí.

Ước tính số tiền thu được từ việc buôn lậu động vật hoang dã có thể thay đổi hoặc trồi sụt, một phần vì bản chất bất hợp pháp của nó dẫn đến việc khó có thể ước tính chính xác, nhưng nhìn chung buôn lậu động vật hoang dã ước tính khoảng 7,8 tỷ đô la đến 10 tỷ đô la một năm, nhưng bản chất bất hợp pháp của các hoạt động đó làm cho việc xác định số tiền liên quan đến cực kỳ khó khăn. Khi được xem xét với hoạt động khai thác gỗ và thủy sản bất hợp pháp, buôn bán động vật hoang dã là một buôn bán trái phép lớn cùng với ma tuý, buôn người và hàng giả là một trong những hoạt động mang lại siêu lợi nhuận.

Buôn bán động vật hoang dã là một vấn đề đặt ra ảnh hưởng nghiêm trong đến việc bảo tồn động vật hoang dã, có tác động tiêu cực đến khả năng tồn tại của nhiều quần thể động vật hoang dã và là một trong những mối đe dọa chính đối với sự tồn tại của các loài động vật có xương sống, việc buôn bán động vật hoang dã là nguyên nhân chính bên cạnh việc săn bắt, phá rừng làm các loài động vật ngày càng đến bên bờ vực tuyệt chủng. EU nhận định các sản phẩm buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tăng mạnh trong 6 năm qua. Đại sứ Anh tại Việt Nam, ông Giles Lever cho rằng hoạt động bảo vệ động vật hoang dã chưa được kiểm soát tốt trên bình diện toàn cầu.

Đây là vấn đề toàn cầu do nghèo đói, lòng tham và những người muốn khai thác tài nguyên thiên nhiên để trục lợi riêng. Điều này dẫn đến sự gia tăng buôn bán động vật hoang dã cho nên phải theo đuổi một giải pháp toàn cầu. Mục tiêu của con người là tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận vì thế nên khi nhìn thấy ngà voi và sừng tê giác là những sản phẩm nhận được giá rất cao và được mọi người săn đón thì con người cố gắng khai thác quá mức. Họ cố gắng giết động vật để lấy da, lấy thịt thậm chí là lấy ngà cho suy nghĩ phù phiếm về thuốc chữa bách bệnh. Hàng chục ngàn con voi đã bị giết hại vì ngà. Những con tê giác bị săn trộm để lấy sừng dẫn đến việc tuyệt chủng. Sự suy giảm ngày càng tăng của quần thể động vật hoang dã sẽ có tác động tiêu cực lâu dài đối với cộng đồng địa phương nói riêng và thế giới nói chung.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Buôn_bán_động_vật_hoang_dã http://www.doisongphapluat.com/tin-the-gioi/thai-l... http://www.msnbc.msn.com/id/19092695/ http://news.nationalgeographic.com/news/2007/07/07... http://voices.nationalgeographic.com/2014/03/10/a-... http://adsabs.harvard.edu/abs/2012PLoSO...729505S http://adsabs.harvard.edu/abs/2015Sci...348..291C http://adsabs.harvard.edu/abs/2015Sci...349..481Y http://adsabs.harvard.edu/abs/2017NatSR...712852C http://scholarship.law.wm.edu/cgi/viewcontent.cgi?... http://vi.rfi.fr/viet-nam/20161119-lang-nhi-khe-%E...